Tóm tắt sách rèn luyện kỹ năng phát triển bản thân – Phần 1
Mình mới hoàn thành cuốn sách Rèn luyện kỹ năng – Phát triển bản thântrong hôm nay. Tự dưng thấy đọc xong mà không ghi chú gì hết được vài ngày là quên hết trơn. Nên quyết định tóm tắt lại những ý hay trong sách mà mình đúc kết được. Để sau này cần thì sử dụng
Rèn luyện kỹ năng – Phát triển bản thân được viết bởi tác giả Scott H.Young. Cuốn sách được tác giả nghiên cứu và làm theo. Và đã đạt được nhiều thành tựu đáng nể. Tác giả đã nói rất chi tiết về vấn đề siêu học. Và vấn đề siêu học hoàn toàn có thể rèn luyện được.
Tóm tắt sách rèn luyện kỹ năng phát triển bản thân
Siêu học là gì?
Siêu học là học một đề tài, chủ đề nào đó mới lạ trong thời gian rất ngắn.
Ví dụ: tác giả đã hoàn thành khóa học ở đại học Mit trong thời gian 12 tháng. Thay vì hoàn thành trong 4 năm như những sinh viên thông thường.
Hay học 4 ngoại ngữ trong vòng 1 năm. Đây cũng là thử thách siêu học của tác giả.
Siêu học có bao nhiêu nguyên tắc?
Nguyên tắc 1: làm chủ việc học hay học cách học
Phác thảo một lộ trình học – Nếu tôi nhìn được xa hơn thì đó là bằng cách đứng trên vai những người khổng lồ.
Có 2 phần để tự lập sơ đồ cho bản thân: ngắn hạn và dài hạn.
Thực hiện nhiều dự án ngắn hạn sẽ giúp ích cho việc phát triển lâu dài
Trả lời được 3 câu hỏi
- Tại sao?
Đưa ra mục tiêu của bản thân
- Học cái gì?
Khái niệm: viết ra những gì bạn biết về vấn đề cần học
Định lý: Viết ra những gì cần nhớ
Quy trình: Viết ra bất cứ điều gì cần phải thực hành.
- Học bằng cách nào?
Có 2 phương pháp sau:
- Phương pháp định chuẩn:
Học những điểm tương đồng của những người đi trước. Nếu bạn học ngôn ngữ khoa học bạn nên dựa vào những gì liên quan đến khóa học đó. Vd như đọc thời khóa biểu, sách giáo khoa đã được nghiên cứu từ các tiến sĩ.
- Phương pháp nhấn mạnh – loại trừ
Phương pháp này bao gồm tìm kiếm các lĩnh vực nghiên cứu phù hợp với mục tiêu mình xác định.
Vd: Bạn muốn học tiếng Pháp và đi tới Paris trong 2 tuần thì bạn ưu tiên phát âm hơn là học thuật.
Nếu bạn học lập trình chỉ để thiết kế ứng dụng thì nên ưu tiên học thực hành hơn là lý thuyết máy tính.
Lưu ý quy tắc 10% khi lập kế hoạch
Bạn nên dành 10% thời gian để nghiên cứu rồi mới bắt đầu học.
Trong quá trình học nếu thấy hiệu suất giảm dần nên thay đổi cách học khác để tiếp tục phát triển tốt hơn.
Ví dụ khi bạn đã đạt tới việc tối ưu về tranh vẽ màu thì nên học thêm một hình thức vẽ mới.

Nguyên tắc 2: Tập trung
- Khi đã có phương pháp học hiệu quả. Chúng ta kiên trì theo đuổi sẽ có thành tựu đáng mơ ước. Tuy nhiên trong quá trình theo đuổi sẽ có nhiều vấn đề khiến ta mất tập trung.
- Do đó tác giả có những lời khuyên sau đây: “nhận ra bạn đang ở đâu và hãy bắt đầu từ những điều nhỏ nhặt. Nếu bạn không thể tập trung được một phút hãy bắt đầu từ nữa phút.”
- Sau đó tăng dần khả năng tập trung bạn sẽ đạt được khả năng tập trung cần có.
Nguyên tắc 3: trực tiếp thực hành – tiến thẳng về phía trước
- Tác giả đã đưa ra ví dụ rất dễ hiểu về kiến trúc sư Jaiswal. Anh ấy là sinh viên kiến trúc mới ra trường. Anh ấy đã nộp hồ sơ ở rất nhiều công ty thiết kế nhưng đều không được nhận.
- Sau những lần bị từ chối anh đã tìm hiểu điều kiện tuyển dụng của các công ty. Và Jaiswal đã quyết định làm trong công ty in ấn nơi mà các kiến trúc sư thường lui với mức lương thấp. Trong quá trình làm việc Jaiswal không ngừng tìm hiểu, nghiên cứu và học hỏi. Biết các kiến trúc sư hay sử dụng phần mềm revit để thiết kế. Jaiswal đã không ngừng mày mò và thành thạo phần mềm.
- Sau cùng anh ứng tuyển tại hai công ty với bộ hồ sơ chuyên nghiệp hơn. Và bất ngờ là cả hai công ty đều đồng ý mời anh vào làm việc.
Trong thực hành có các chiến thuật hiệu quả sau
Chiến thuật 1: Học dựa trên làm dự án
Học đi đôi với hành giúp nắm bắt được vấn đề tốt hơn. Cũng như bạn muốn học tiếng Hàn thì sang Hàn vài tháng để du lịch. Lúc đó tiếng Hàn sẽ phát triển nhanh hơn so với ở trong nước.
Chiến thuật 2: Học nhập tâm
Học nhập tâm là quá trình học trong một môi trường mà đích đến của bạn sẽ là thực hành kỹ năng học được. Ví dụ học tiếng anh là chỉ sống trong môi trường tiếng anh để giúp ngôn ngữ phát triển.
Chiến thuật 3: Phương pháp mô phỏng chuyến bay
Học nhập và làm trên dự án nhiều khi không thể thực hiện được tùy hoàn cảnh. Do đó áp dụng hình thức mô phỏng môi trường học cũng giúp ích cho việc học tốt hơn.
Chiến thuật 4: Phương pháp thử thách cực đại
Làm một bài kiểm tra hoặc thử thách yêu cầu kỹ năng ở mức độ vượt trên mục tiêu của bạn. Đặt ra quyết tâm công bố kết quả công trình của bạn từ trước, sẽ làm thay đổi phương pháp học của bạn và hướng bạn đến với lĩnh vực khao khát thay vì chỉ kiểm tra những kiến thức đã học thuộc.
Nguyên tắc số 4 trong sách rèn luyện kỹ năng: Đào Sâu khắc phục điểm yếu nhất
Cần xác định 3 vấn đề chính khi áp dụng kế hoạch đào sâu:
- Xác định khi nào và vấn đề nào cần đi sâu luyện tập. Ví dụ bạn không thể nói tiếng Anh khi phát âm không chuẩn mặc dù viết đúng chính tả. Do đó vấn đề lớn nhất của bạn là phát âm.
- Xây dựng kế hoạch đào sâu: Tìm ra cách hoàn thiện những kỹ năng bổ trợ như sắp xếp các lập luận logic và học cách viết tay.
- Đi sâu vào thực hành. Bạn cần bản lĩnh để tìm ra điểm hạn chế nhất để khắc phục. Hãy áp dụng theo các cách sau:
Phân bổ thời gian: phân nhỏ từng vấn đề nghiên cứu ra từng thời gian nhất định.
Yếu tố nhận thức: Tìm cách hoàn thiện một thành tố khi thực hành sẽ kéo theo các thành tố khác được mài giũa.
Bắt chước: Sao chép lại những nội dung mà bạn không muốn đi sâu luyện tập giúp tiết kiệm thời gian và nhận thức.
Phương pháp kính lúp: là đầu tư thời gian cho một thành tố của kỹ năng hơn bình thường.
Xâu chuỗi các tiền đề: Bắt đầu thực hiện các kỹ năng mà không có tiền đề. Đến khi làm kém học quay về lý thuyết cơ bản và làm bài tập. Phương pháp này là đi từ khó đến dễ.
Đọc sách tại waka: Tìm hiểu thêm về waka: Ứng dụng waka có phải là ứng dụng đọc sách tốt mà bạn nên dùng không?
Mua sách: Shopee
3 thoughts on “Tóm tắt sách rèn luyện kỹ năng phát triển bản thân – Phần 1”