Sách rèn luyện kỹ năng

Tóm tắt sách rèn luyện kỹ năng phát triển bản thân – Phần 3

Sau khi đã hoàn thành phần 1 và 2 của sách rèn luyện kỹ năng phát triển bản thân. Bởi vì quá dài nên mình có thêm Phần 3. Phần 3 là những nguyên tắc cuối cùng và những thực tế áp dụng trong cuộc sống. Phần 3 cũng giúp cho chúng ta kỹ năng và bài tham khảo để có thể áp dụng siêu học vào trong cuộc sống. Để hiểu thêm về sách rèn luyện kỹ năng phát triển bản thân một cách đầy đủ. Bạn hãy đọc đầy đủ cả 3 phần nhé.

Các nguyên tắc còn lại để bắt đầu trở thành những nhà siêu học.

Nguyên tắc 8: Trực giác – Đào móng trước khi xây nhà

Đừng hỏi một mệnh đề là đúng hay sai cho đến khi bạn biết ý nghĩa của nó

(Theo Errett Bishop, nhà toán học)

Dựa vào kể lại câu chuyện của Feynman (nhà toán học vĩ đại) và quá trình học của ông, có thể phát hiện ra một số hướng dẫn hữu ích sau:

Quy tắc 1: Dừng từ bỏ các vấn đề khó một cách dễ dàng.

Bạn có thể cho bản thân một “bộ đếm thời gian: khi xem xét vấn đề. Khi bạn cảm thấy muốn bỏ cuộc và không thể tìm ra giải pháp, hãy thử đặt hẹn giờ thêm 10 phút nữa để khuyến khích bản thân thêm 10 phút nữa. 

Ưu điểm:

  • Bạn thường xuyên giải quyết được vấn đề, chỉ cần suy nghĩ đủ lâu.
  • Ngay cả thất bại, bạn vẫn có thể ghi nhớ cách tìm ra giải pháp trong khó khăn.

Quy tắc 2: Tập chứng minh để hiểu sâu hơn

Feynman không rèn giũa mọi thứ bằng cách làm theo những người khác. Thay vào đó, ông cố gắng làm lại quá trình đó đã giúp ông học vật lý rất giỏi.

Nỗ lực để hiểu mọi thứ nhờ tự mình làm ra kết quả cũng giúp ích trong bồi đắp khả năng trực giác sâu sắc.

Quy tắc 3: Luôn bắt đầu với một ví dụ cụ thể

Quá trình đưa ra một ví dụ cá nhân cụ thể buộc bạn phải xử lý tài liệu một cách sâu sắc hơn. Theo nghiên cứu cho thấy rằng thời gian bạn dành để suy nghĩ về thông tin sẽ quyết định những nội dung bạn có thể ghi nhớ. 

Quy tắc 4: Đừng tự đánh lừa bản thân

Tình trạng này xuất hiện khi bạn thiếu kiến thức về một vấn đề. Và cũng thiếu khả năng tự đánh giá năng lực bản thân. 

Đúng là khi bạn càng tìm hiểu về một chủ đề thì càng có nhiều thắc mắc. Điều ngược lại bạn càng thắc mắc ít hơn thì bạn càng biết ÍT hơn về chủ đề đó. 

Kỹ thuật Feynman áp dụng trọng trực giác

Khi bạn không hiểu hoặc chỉ hiểu một chút nhưng thực sự muốn biết chúng thành trực giác sâu sắc

  1. Viết lên đầu một trang giấy khái niệm hoặc vấn đề bạn muốn biết.
  2. Giải thích ý tưởng đó như thể bạn phải dạy lại cho người khác ở bên dưới.
  1. đối với khái niệm, hãy tự hỏi làm cách nào để truyền đạt ý nội dung cho một người chưa từng nghe đến trước đó.
  2. Đối với vấn đề, hãy giải thích cách giải quyết vấn đề đó và quan trọng hơn, tại sao giải pháp đó có ý nghĩa với bạn.
  3. Khi bạn gặp khó khăn, có nghĩa là sự hiểu biết của bạn không thể cho bạn một câu trả lời. Hãy tìm đáp án trong sách, tài liệu, hỏi giáo viên,..

Nguyên tắc 9: Thử nghiệm – Thoát khỏi vùng an toàn

Các kết quả? Tại sao vậy, tôi đã thu được rất nhiều kết quả! Tôi biết hàng ngàn thứ không phát huy tác dụng.

(Theo Thomas Edison)

Tác giả đã đem câu chuyện về cuộc đời của họa sĩ tài ba Van Gogh. Ông là một họa sĩ đã dám đương đầu và áp dụng những lối vẽ mới vào tác phẩm của mình.

Đối mặt với phương pháp học phong cách học mới, Van Gogh đã theo đuổi với nghị lực phi thường. Ông đã vẽ đi vẽ lại nhiều tác phẩm cuối cùng tạo nên đột phá với những tác phẩm vĩ đại. Nếu vẽ sai ông sẽ tìm tài liệu, phương pháp hoặc phong cách mới rồi bắt đầu lại. 

Những thử nghiệm liên tục và nhiệt tình đã khiến ông trở thành một họa sĩ tài ba bên cạnh một nhân vật độc đáo không thể quên.

Sao chép những người nổi tiếng

Sao chép là một chiến lược khác mà Van Gogh đã sử dụng từ lúc bắt đầu cho đến khi sư nghiệp nghệ thuật của ông khởi sắc.

Những thử nghiệm không thành công không có nghĩa là không có giá trị.

Van Gogh đã thử nghiệm không chi với chất liệu, phương pháp mà còn với các triết lý làm nền tảng cho nghệ thuật của ông.

Có 2 đều quan trọng cần lưu ý về thử nghiệm của Van Gogh

  • Sự đa dạng về phương pháp
  • Sự tận tâm của ông đối với các thử nghiệm của mình

Ba hình thức thử nghiệm khi áp dụng

  1. Thử nghiệm với tài nguyên học tập

Áp dụng những tài nguyên có sẵn xung quanh để bắt đầu thử nghiệm. Ví dụ như Van Gogh đã tham gia nhiều khóa học tại nhà, quan sát đồng nghiệp, phác họa từ cuộc sống và trong studio… 

Hình thức này rất hữu ích để giúp bạn tìm ra chỉ dẫn và nguồn tài nguyên phù hợp với bản thân.

  1. Thử nghiệm với kỹ thuật

Chọn một số chủ đề nhỏ trong kỹ năng mà bạn đang cố gắng. Sau đó trau dồi, dành thời gian tích cực học hỏi và tự đánh giá tiến độ.

Tiếp tục làm theo hướng đó với chủ đề khác hoặc chọn kỹ thuật mới khác phù hợp hơn.

  1. Thử nghiệm với phong cách

Sau khi thành thạo với 2 kỹ năng trên bạn hãy chuyển qua việc thành thạo về phong cách.

Việc thành thạo các kỹ năng bạn có thể để lại phong cách riêng của bản thân. Giống như Van Gogh. Ông đã thử nhiều phong cách khác nhau đề vẽ tranh từ truyền thống tới hiện đại. Như vẽ tranh truyền thống theo phong cách Millet, đến tranh khắc gỗ Nhật Bản, và nghiên cứu từ những người bạn nghệ sĩ khác của ông.

Tư duy thử nghiệm

Nếu bạn nghĩ rằng phong cách học của bạn là cố định hoặc bạn có những điểm mạnh và yếu nhất định không thay đổi, ngăn bạn thử cách cách khác nhau để trau dồi kỹ năng thì bạn sẽ không thử nghiệm được điều gì.

Dự án Siêu học đầu tiên của bạn

Đến bây giờ chắc bạn đang háo hức bắt tay vào dự án siêu học của bản thân. Các dự án siêu học không dễ dàng, Chúng đòi hỏi từ kế hoạch, thời gian đến nỗ lực. Tuy nhiên, phần thưởng xứng đáng với nỗ lực bỏ ra.

Một dự án thành công có xu hướng dẫn đến những dự án thành công khác.

Các bước tiến hành siêu học

Bước 1 Tiến hành nghiên cứu
  1. Tìm ra chủ đề nào bạn sẽ học và phạm vi tương đối của nó. 

Ví dụ học ngôn ngữ mới trong phạm vi đi du lịch.

  1. Các tài nguyên chính mà bạn sẽ sử dụng

Ví dụ: Tìm kiếm tài nguyên trong sách, báo, internet,…

  1. Đặt ra mục tiêu chuẩn khi học kỹ năng hoặc chủ đề
  • Bạn nên xác định những điều người có kỹ năng đã thực hiện để học nó.
  • Không cần phải học theo từng bước nhưng đảm bảo không bỏ lỡ những phần quan trọng
  1. Hoạt động thực hành trực tiếp
  2. Tài liệu dự phòng và nội dung đi sâu luyện tập.
Bước 2: Lên thời gian biểu
  • Bạn cần quyết định sẽ dùng bao nhiêu thời gian cho khóa học. 
  • Bạn cần quyết định thời gian học: Việc nhồi nhét kiến thức trong cùng một thời gian không được khuyến khích tại đây.
  • Bạn cần quyết định dự án sẽ diễn ra trong bao lâu.
  • Cuối cùng đưa tất cả nội dung lên lịch trình của bạn.
Bước 3: Thực hiện kế hoạch của bạn.

Thực hiện kế hoạch của bạn theo 9 nguyên tắc đã chia sẻ ở các phần trên.

Bước 4: Đánh giá kết quả của bạn

Sau khi dự án kết thúc bạn nên dành một ít thời gian để phân tích nó. Việc gì đúng? Việc gì sai? Lần sau bạn nên làm gì để tránh mắc phải sai lầm tương tự.

Bước 4: Chọn duy trì hay thành thạo những gì bạn đã học được

Bạn muốn làm gì với kỹ năng này? 

Nếu bạn không có kế hoạch cụ thể thì hầu hết kiến thức sẽ bị lưu mờ. Hầu hết kiến thức sẽ tự mất đi do đó cách tốt nhất là nên áp dụng ngay khi mới học xong.

Kết luận

Các phần sau tác giả đưa ra những dẫn chứng về đào tạo một em bé trở thành một thiên tài siêu học. Các dẫn chứng và người áp dụng cũng trải qua 9 nguyên tắc đã nói trước đó nên admin không nói tiếp nữa. Nếu các bạn muốn xem đầy đủ nội dung cuốn sách có thể tìm mua trên các ứng dụng. Dưới đây là đường link mua sách. Link

Tóm tắt sách rèn luyện kỹ năng phát triển bản thân – Phần 2

2 thoughts on “Tóm tắt sách rèn luyện kỹ năng phát triển bản thân – Phần 3

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Releated

Chăm Sóc Bà Bầu: Yêu Thương Từ Trái Tim và Bí Quyết Thực Hiện Đúng Đắn

Bà bầu là giai đoạn đặc biệt, đánh dấu sự xuất hiện của một cuộc phiêu lưu mới và quan trọng trong cuộc đời phụ nữ. Việc chăm sóc bà bầu không chỉ mang lại sức khỏe tốt mà còn là cách thể hiện tình yêu thương đối với cả mẹ và bé. Dưới đây […]