Sách rèn luyện kỹ năng

Tóm tắt sách rèn luyện kỹ năng phát triển bản thân – Phần 2

Sau khi đã hoàn tất phần 1 của sách rèn luyện kỹ năng phát triển bản thân. Thì hôm nay mình chia sẽ thêm phần 2 của của cuốn sách. Sau phần này còn có những gợi ý của tác giả giúp chúng ta tự phát triển khả năng tự học của bản thân. Dần dần phát triển lên thành siêu học. Lúc đó sẽ đạt được nhiều ước mơ và thành tựu mà nhiều người mong muốn.

Các nguyên tắc tiếp theo để bắt đầu trở thành những nhà siêu học.

Nguyên tắc 5: Ôn tập

Hãy hồi tưởng lại những gì đã học còn hơn là xem lại cuốn sách. 

Hiệu quả thi cử: 

Sau cuộc kiểm tra với những học sinh được xem tài liệu và những học sinh không xem tài liệu. Kết quả diễn ra khá bất ngờ là những học sinh không xem tài liệu lại làm bài tốt hơn những học sinh được xem tài liệu.

Kết luận được đưa ra như sau

Khi bạn ôn tập một cách thụ động, bạn không biết được những gì bạn biết và không biết. Việc hồi tưởng lại không chỉ đơn giản mang lại nhiều nhận xét hơn. Việc cố gắng lục lại trí nhớ là một phương pháp học hiệu quả. 

Lưu ý của việc hồi tưởng là bạn nên kiểm tra vào thời điểm thích hợp. Không nên để lâu quá thì những kiến thức sẽ bị quên mất. Còn sớm quá thì độ khó không cao. Tùy vào khả năng mà bạn quyết định nên kiểm tra lại trí nhớ vào thời điểm nào cho thích hợp.

Những phương pháp nhớ lại trong siêu học.

Chiến thuật 1: Flashcards

Ưu điểm: Thích hợp với những việc, lập luận cố định như học một ngôn ngữ, hay công thức nào đó.

Nhược điểm: Những lập luận không cố định sẽ không thể dùng flashcard. Ví dụ như sơ đồ giải phẫu bạn có thể dùng flashcard để ghi nhớ. Nhưng những ghi chú là không cố định không thể dùng flashcard để ghi nhớ được.

Chiến thuật 2: Tự do nhớ lại

Sau khi đọc một đoạn văn, bạn hãy tưởng tượng lại nội dung mới vừa đọc. Ghi ra giấy để kiểm tra khả năng ghi nhớ của bản thân. Hiện tại tôi đang áp dụng hình thức này. Quả nhiên tôi không nhớ gì hết chỉ là hiểu và viết ra những gì tôi biết.

Chiến thuật 3: Đặt câu hỏi. 

Sau khi đọc hết đoạn văn. Bạn nên đặt lại câu hỏi ở cuối đoạn văn. Để khi đọc tới bạn có thể tự trả lời câu hỏi đó.

Chiến thuật 4: Thử thách tự tạo.

Khi bạn học một kỹ thuật mới, hãy áp dụng nó tạo nên tác phẩm mới dựa trên những kỹ thuật đó.

Chiến thuật 5: Đóng sách 

Mọi nội dung bạn tích lũy được đều có thể lên sơ đồ và tạo thành quyển sách. Điều này giúp bạn lưu giữ những gì đã học. Và tích lũy làm vốn kiến thức của mình trong tương lai.

Nguyên tắc 6: Lắng nghe nhận xét

Đừng né tránh chỉ trích – Mọi người đều có kế hoạch cho đến khi họ bị đấm vào miệng.

Nhận xét thì luôn có nhiều nhận xét tích cực và tiêu cực. Những tín đồ siêu học cần nhạy bén với những nhận xét. Họ đều tranh thủ nghe những nhận xét nhưng học không tiếp thu mọi mẫu thông tin mà họ nghe được. 

Những nhận xét cần tiếp nhận

Nhận xét về kết quả liệu bạn có đang làm sai?

VD: Giá của sản phẩm có mắc không? Bao bì đã đủ đẹp chưa?

Nhận xét chứa thông tin: Bạn đang làm gì sai?

Vd: Nói một ngôn ngữ với một người bạn. Họ sẽ cho bạn biết bạn sai chỗ nào. Và cần chỉnh sửa ở chỗ nào.

Nhận xét mang tính sửa chữa: Làm thế nào để sửa sai?

Đây là phản hồi hiệu quả nhất. Họ sẽ chỉ ra cách để bạn hoàn thiện kỹ năng của mình.

Nguyên tắc 7: Duy trì trong sách rèn luyện kỹ năng

Đừng cố gắng lấp đầy lỗ hổng kiến thức
Ký ức là những gì sót lại của quá khứ

(theo Daniel Willingham)

Những gì đã học trong quá khứ theo thời gian sẽ trôi vào quên lãng. Chúng ta không những quên đi kiến thức cũ. Tuy nhiên vẫn có những chuyện hồi bé mà đến khi già chúng ta vẫn có thể ghi nhớ một cách sống động. Vậy làm cách nào để tránh quên đi những kiến thức đó. dưới đây có các phương pháp sau. Bạn thử áp dụng vào xem có hiệu quả không nhé.

Phương pháp 1: Lặp lại để ghi nhớ

Chia điều việc học trong thời gian dài với nhiều khoảng trống hơn thường tạo ra năng suất thấp hơn. Nhưng hiệu quả hơn về lâu dài. 

Tách thời gian học quá xa thì bạn sẽ quên đi những gì đã học. Điều này thôi thúc những tín đồ siêu học áp dụng hệ thống lặp lại ngắt quãng (SRS) để ghi nhớ nhiều kiến thức nhất mà ít tốn công sức nhất.

Phương pháp 2: Quy trình hóa: Tự động sẽ hiệu quả lâu dài

Nhiều người nói phương pháp trong sách rèn luyện kỹ năng này giống như đạp xe.

Thay vì học một khối lượng lớn kiến thức hoặc kỹ năng đồng điều, bạn có thể tập trung học một nhóm thông tin cốt lõi thường xuyên. 

Vd: Bạn thường xuyên nói vài câu thường xuyên của ngôn ngữ mới. Điều này hình thành một phản xạ tự nhiên bạn sẽ thuộc và nhớ các câu đó như tiếng mẹ đẻ.

Phương pháp 3: Thực hành nhiều hơn – có công mài sắt có ngày nên kim.

Không có biện pháp nào hay hơn bằng việc thực hành thường xuyên và duy trì chúng.

Tăng thời gian thực hành để tăng thời gian ghi nhớ chúng. 

Phương pháp 4: Một bức tranh lưu giữ một nghìn từ

Chúng ta có thể biến những ngôn ngữ đơn điệu thành một bức tranh chi tiết, có âm thanh càng tốt. Điều này giúp cho việc ghi nhớ có hiệu quả và tự nhiên hơn. Giống như việc tác giả đang ngồi trên một chiếc thuyền sắp lật úp. Tác giả liên tưởng tới từ chavire(lật úp). 

Mua sách trên shopee: Link

Đọc sách trên waka theo tháng và cách đăng ký: Ứng dụng waka có phải là ứng dụng đọc sách tốt mà bạn nên dùng không?

2 thoughts on “Tóm tắt sách rèn luyện kỹ năng phát triển bản thân – Phần 2

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Releated

Chăm Sóc Bà Bầu: Yêu Thương Từ Trái Tim và Bí Quyết Thực Hiện Đúng Đắn

Bà bầu là giai đoạn đặc biệt, đánh dấu sự xuất hiện của một cuộc phiêu lưu mới và quan trọng trong cuộc đời phụ nữ. Việc chăm sóc bà bầu không chỉ mang lại sức khỏe tốt mà còn là cách thể hiện tình yêu thương đối với cả mẹ và bé. Dưới đây […]