Cách hoạt động của kem chống nắng và các thành phần trong kem

Cách hoạt động của kem chống nắng và các thành phần trong kem

Sử dụng kem chống nắng hằng ngày bạn đã biết các thành phần và cách hoạt động trong kem chống nắng chưa. Dưới đây là các thanh phần phổ biến mà hầu hết các loại kem chống nắng đều có. Một số thành phần hiện đã bị cấm tuy nhiên hiện vẫn còn nhiều quốc gia đang sử dụng. Tìm hiểu về các thành phần cụ thể trong kem chống nắng giúp bạn lựa chọn được những sản phẩm phù hợp với da. Đồng thời giúp bạn bạn hiểu rõ hơn về cách mà kem chống nắng đem đến cho làn da của mình.

Kem chống nắng hoạt động ra sao khi bôi lên da

Kem chống nắng là một phương án phòng chống và bảo vệ làn da khỏi bức xạ tia cực tím của mặt trời. UVA và UVB là hai loại bức xạ tia cực tím cực kỳ có hại cho làn da. Nó gây ra lão hóa và tăng rủi ro ung thư da. Những tia cực tím  tiếp xúc với da cho dù là trời âm u, hay trong nhà kính. dó đó sử dụng kem chống nắng là phương pháp tối ưu để chống lại chúng.

Kem chống nắng được phân thành 2 loại:

Kem chống nắng hóa học là có thành phần chính là gốc hữu cơ như  avobenzone, oxybenzone, sulfas phenone,..Kem thường mỏng, nhẹ, không màu, không mùi, không để lại cặn trắng trên da. Và được đánh giá cao hơn kem chống nắng vật lý về khả năng chống tia UV. Tuy nhiên thường xảy ra trường hợp dị ứng hơn kem vật lý.

Kem chống nắng vật lý là kem chống nắng thường chứa titanium dioxide và oxit kẽm. Đây là 2 thành phần vô cơ. Nó hoạt động phản xạ lại các tia bức xạ. Trong số đó, titanium dioxide được sử dụng như hoạt chất chính để tạo thành một lớp kem dưỡng trắng trên da. Dùng kem vật lý phù hợp với da nhạy cảm. Và đặc biệt thời gian bảo vệ lâu hơn so với kem hóa học.

thành phần trong kem chống nắng

Các thành phần có trong kem chống nắng

Kem chống nắng hóa học thường gồm các thành phần nào

Tinosorb s và m

Thành phần chủ yếu trong các loại kem chống nắng phổ rộng đình đám ở cả Châu Âu và Châu Á. Chất này có hiệu quả với cả UVA, UVB. Chất này thường thấy trong các loại kem chống nắng hóa học. Tinosorb giúp hấp thụ các tia UV và phân giải ra những tia có độ an toàn cao. Nồng độ cho phép 10%.

Mexoryl SX

Mexoryl SX là một hợp chất hữu cơ đã được FDA cho phép Mexoryl SX được sử dụng trong các sản phẩm kem chống nắng để bảo vệ da khỏi tia UV. 

Mexoryl SX là sản phẩm hấp thụ tia UVA tối ưu có bước sóng là 290 – 390nm.

Tia tử ngoại được giải phóng dưới dạng nhiệt khi tiếp xúc với Mexoryl SX. Do đó tia UVA sẽ không xuyên qua da và gây tổn thương cho da được.

Benzophenones bao gồm oxybenzone, Avobenzone hay các chất có gốc benzophenone

Oxybenzone

Oxybenzone thường được phát hiện ra trong kem chống nắng phổ rộng giúp lọc cả tia uvb và uva. Đây cũng là thành phần phổ biến trong các sản phẩm kem chống nắng ở Mỹ.

Nhưng, tại hawaii đã ngăn chặn thành phần này vì khả năng gây hại cho san hô.Vì nguyên nhân môi trường , không ít người đã quyết định không sử dụng sản phẩm có chứa oxybenzone, thay vào đó sẽ tìm kem chống nắng xanh gần gũi với thiên nhiên.

Kem chống nắng có chứa oxybenzone có vai trò chống nắng và phòng ngừa bỏng tốt. Nhưng, nếu da bạn là loại da mẫn cảm thì nên cẩn trọng với sản phẩm này lý do bởi nhiều khả năng tạo nên phản ứng da.

Avobenzone

Avobenzone thường dũng chống lại các loại tia UV nhưng nó không bền khi có trong kem chống nắng vật lý. Nó thường được kết hợp với các hợp chất khác để tăng tính ổn định và khả năng hấp thụ tia cực tím.

Tại mỹ,FDA coi thành phần này được cho phép ở nồng độ 3% trong các công thức kem chống nắng.

Octinoxate

Octinoxate là một chất hấp thụ tia uvb thông dụng và mạnh, chứng tỏ là nó có hữu hiệu trong lĩnh vực phòng ngừa tác hại của ánh nắng. Khi kết hợp octinoxate với avobenzone  chúng có khả năng chống lại bỏng và lão hóa da. 

Octinoxate cũng bị cấm ở Hawaii do nguy cơ môi trường trên các rạn san hô.

Paba và propamine salicylate paba

PABA (para-aminobenzoic acid) là dẫn xuất của para-aminobenzoate. Đây là chất bảo vệ da khỏi tia UV cực kỳ tốt với khả năng hấp thụ cao., Tuy nhiên hợp chất này lại gây ra hiện tượng sợ ánh sáng. Một số quốc gia như Canada đã cấm không sử dụng chất này trong mỹ phẩm. Ở Mỹ nồng độ cho phép chị ở mức 5%.

Thành phần trong kem chống nắng vật lý

Titanium dioxide

Titanium dioxide vận hành như một bộ màng lọc tia uv phổ rộng. Fda cho phép sử dụng titanium dioxide cho trẻ trên 6 tháng. Đây là chất khá an toàn với da và chống lại được tác hại của tia cực tím.

kẽm oxit (ZnO)

Kẽm oxit là thành phần chống nắng an toàn xếp sau Titanium. ZnO không ngấm vào da nếu sử dụng nhiều lần. Đây là thành phần không gây độc hại trừ khi nuốt. Hiện tại thì bổ sung kẽm vào cơ thể còn có khả năng kháng viêm tốt. Nồng độ cho phép lên tới 25%. Tuy nhiên so với avobenzone và oxit titan thì kẽm oxit được coi là chất có thể quang hóa, hiệu quả và an toàn cho da nhạy cảm.

Các thành phần phụ trong kem chống nắng

Hương liệu – các chất tạo mùi trong mỹ phẩm

Dùng để che đi mùi hóa chất trong các loại mỹ phẩm. Ngoài ra hương liệu còn giúp tăng thêm giá trị của sản phẩm. Ai mà chả thích mỹ phẩm có mùi thơm. Tuy nhiên một số hương liệu có thể khiến da dễ bị kích ứng nhất là đối với da nhạy cảm.

Cồn

Giúp cho da mau khô. Nhưng cồn cũng là thành phần gây hại cho da nếu sử dụng vượt mức quy định.

Chất bảo quản

Chất bảo quản giúp sản phẩm để được lâu hơn. Tuy nhiên một số thành phần chất bảo quản paraben sẽ khiến da dễ kích ứng lên rất nhiều. Nó sẽ khiến da nổi mẩn đỏ, ngứa dù số lượng rất ít.


Lợi ích của việc uống nước ép trái cây
Lợi ích của việc uống nước ép

Cách làm sữa hạt từ máy ép trái cây
Cách làm sữa hạt

gan heo xào sả ớt
Nội tạng heo và đều nên biết

mỹ phẩm chăm sóc da
Những sản phẩm chăm sóc da nên và không nên kết hợp

One thought on “Cách hoạt động của kem chống nắng và các thành phần trong kem

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Releated